A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyên đề Xây dựng mô hình Thư viện thân thiện; NH: 2018 - 2019

        Văn hoá đọc có vai trò quan trọng đối với đời sống con người, đặc biệt trong xã hội hiện đại - xã hội thông tin. Ngày nay, có rất nhiều phương tiện truyền tin giúp con người có thể lĩnh hội các giá trị văn hoá, kinh nghiệm trong một không gian và thời gian cụ thể: trao đổi trực tiếp, các phương tiện nghe nhìn, các phương tiện viễn thông, máy tính... Tuy nhiên, dưới tác động của công nghệ hiện đại, tài liệu tồn tại không chỉ ở dạng giấy mà còn ở dạng điện tử, được lưu trữ và phổ biến một cách dễ dàng thuận tiện. Văn hoá đọc trở thành điều kiện thuận lợi cho mỗi người tiếp thu thông tin, tri thức và vận dụng một cách có hiệu quả vào các hoạt động sống của mình.

         Hiện nay, trong các nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học nói chung, trường tiểu học Vạn Khánh 1 nói riêng, xây dựng mô hình thân thiện nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, hiệu quả của thư viện trường học, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên và học sinh. Củng cố và phát huy thư viện trường học, nhằm tạo sự yêu thích đọc sách trong giáo viên và học sinh để thư viện là nơi thu hút là nơi để giáo viên giải trí, bồi dưỡng kiến thức, là môi trường thân thiện cho các em học sinh học tập, sáng tạo và phát triển tư duy. Tạo thói quen đọc sách trong giáo viên và học sinh, kích thích nhu cầu đọc sách, báo. Tìm hiểu qua sách báo, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học sinh. Giúp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.

         Việc xây dựng Thư viện thân thiện tạo môi trường học tập mở, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thông tin, rèn luyện thói quen và kĩ năng đọc sách giúp học sinh gắn bó với thư viện và tham gia tích cực hoạt động thư viện. Phát triển mối quan hệ thân ái, tích cực giữa các thầy cô giáo với các em học sinh theo nhiều chiều và có sự tham gia các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo và cả Hội cha mẹ học sinh.  Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện, phát triển nguồn tài nguyên thư viện, tích cực hưởng ứng CNTT trong quản lí thư viện trường học.

        Trường Tiểu học Vạn Khánh 1 đã tiếp thu chuyên đề từ các cấp và triển khai tại đơn vị nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của CB quản lí, GV, HS, cha mẹ HS, cộng đồng về tác dụng, vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách, chung tay xây dựng hệ thống thư viện trường học. Tích cực xây dựng và phát huy vai trò của thư viện trường học đạt Chuẩn, tiên tiến. Tăng cường giáo dục kỹ năng đọc, phương pháp đọc, phổ biến kinh nghiệm đọc cho GV và HS; hình thành thói quen đọc, khuyến khích đọc và làm theo sách; nuôi dưỡng tình yêu sách, có thái độ trân trọng với sách và các nguồn tài liệu cho HS. Tích cực xây dựng nguồn tài nguyên trong thư viện, thường xuyên bổ sung tài liệu, đảm bảo chất lượng và số lượng. Tiếp tục tổ chức hiệu quả phong trào “ Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay”. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dụng trong thư viện trường học theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, thân thiện. Xây dựng môi trường đọc, không gian đọc thân thiện, an toàn. Bố trí thời khóa biểu để tạo điều kiện cho HS được tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài liệu có trong thư viện. Đổi mới cách thức tổ chức hoạt động thư viện nhằm tạo môi trường thuận lợi giúp HS tiếp cận thường xuyên với sách bằng nhiều hình thức khác nhau: thư viện lớp, xây dựng thư viện thân thiện với các góc (góc đọc, góc viết, góc nghệ thuật và góc trò chơi dân gian) hoạt động có hiệu quả, phục vụ đọc tại chỗ.

         Chuyên đề này tiếp tục triển khai thực hiện qua các tiết dạy xuyên suốt cả năm học và tổ chức các hoạt động phân loại để sách cho dễ sử dụng, trực tiếp xuất sách và để vào những vị trí sách đã quy định. Kiểm soát sách hằng ngày và thay sách hằng tuần để học sinh luôn luôn có sách mới để đọc. Tất cả bạn đọc có thể đọc sách vào giờ ra chơi và tham gia hoạt động ngoài giờ. Tự lựa chọn loại sách mà mình yêu thích./.

                                                                   Ban Biên tập


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết